Chế độ ăn uống của người sỏi bàng quang như thế nào?

Một chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Đối với người bị sỏi bàng quang cũng vậy, sỏi bàng quang là các khoáng chất hình thành những khối đá nhỏ trong bàng quang. Gây ra hậu quả là đau bụng dưới, thường xuyên đi tiểu, tiểu bất thường, có máu trong nước tiểu. Ngoài việc uống thuốc chữa bệnh, người bệnh cần phải kiêng khem một vài điều để giúp bệnh nhanh khỏi. Vậy chế độ ăn uống của người sỏi bàng quang như thế nào là đúng nhất. Xin mời các bạn tham khảo qua một số thông tin dưới đây.

Người bị sỏi bàng quang nên uống nhiều nước

 

Nước có tác dụng thanh lọc cơ thể và đào thải các độc tố ra bên ngoài. Đặc biệt, uống nhiều nước sẽ giúp tránh được hiện tượng nước tiểu bị ứ đọng ở bàng quang và gây ra bệnh sỏi bàng quang. Theo như nghiên cứu thì cơ thể chúng ta mỗi ngày nên uống 2- 3 lít nước là tốt nhất.

Không những vậy, uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể tránh mất nước, tốt cho làn da và ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Chính vì nhiều lợi ích như vậy, nên chúng ta cần tích cực uống nước mỗi ngày.

Uống nước ép hoa quả và ăn nhiều hoa quả

 

Nước ép hoa quả chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất. Đặc biệt nó còn rất tốt cho người bị sỏi bàng quang vì trong nước ép có chứa các chất có tác dụng ngăn không cho các loại vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm niêm mạc đường tiết niệu. Một số loại nước ép chúng ta nên bổ sung khi bị bệnh như: Nước ép dâu tằm, dâu tây và nước ép táo.

Ngoài ra, người bị bệnh sỏi bàng quang nên ăn nhiều hoa quả như: Dưa hấu, dưa lê, nho, ốc, ngô, đậu xanh, hành. Đây đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của người mắc bệnh sỏi bàng quang. Ăn nhiều thực phẩm này sẽ giúp giảm các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu dắt.

Nên ăn rau cần tây

 

Người bị bệnh sỏi bàng quang nên ăn nhiều rau cần tây. Vì trong rau cần tây có chứa chất có khả năng làm hạ chất acid uric và nhờ đó mà có thể ngăn chặn tình trạng bội nhiễm đường tiết niệu khi bệnh nhân mắc phải bệnh sỏi bàng quang.

Có thể dùng cần tây để chế biến một số món ăn ngon, bổ dưỡng như: Rau cần xào cá, rau cần xào tỏi. Người bị sỏi bàng quang nên hạn chế ăn thịt vì vậy không nên xào rau cần với thịt nhé các bạn.

Nên ăn nhiều tỏi

 

Tỏi là nguồn thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi bàng quang rất hiệu quả. Vì vậy, trong các bữa ăn hàng ngày nên bổ sung nhiều tỏi. Có thể dùng tỏi để làm gia vị cho các món ăn, làm nước chấm. Hoặc có thể nướng tỏi để ăn cũng rất hiệu quả.

Nên ăn nhiều cá 

 

Theo nghiên cứu thì trong thịt có chứa nhiều protein có thể khiến cho sỏi phát triển nhanh và phức tạp hơn. Vì vậy, chúng ta nên thay thế thịt bằng việc ăn cá hàng ngày sẽ tốt hơn các bạn nhé.

Ăn các thực phẩm chứa ít canxi

 

Thực phẩm chứa nhiều canxi sẽ làm cho việc tích tụ canxi nhanh hơn và khiến sỏi phát triển to hơn. Vì vậy nên loại bỏ những thực phẩm chứa nhiều canxi xi ra khỏi thực đơn hàng ngày nhé.
Một số thực phẩm chứa nhiều canxi nên hạn chế ăn như: Vừng mè, ngũ cốc, đậu phụ, hạt hạnh nhân, sữa…

Tránh thực phẩm chứa nhiều axit và vitamin C

 

Các thực phẩm chứa nhiều Vitamin C không tốt cho người bị sỏi, có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận do biến đổi thành oxalate. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C mà chúng ta nên tránh như: Dứa, cà chua, đu đủ, xoài, các loại quả có múi.

Hạn chế các thức ăn có nhiều oxalate

 

Oxalate là chất có chứa nhiều trong một số thực phẩm như: Tỏi tây, cần tây, bí, khoai lang, đậu bắp, rau cải và một số loại trái cây như quýt, nho, cam, dâu tây. Theo các nghiên cứu thì khi ăn nhiều thực phẩm chứa oxalate sẽ dẫn đến hiện tượng tích tụ sỏi trong cơ thể. Dẫn đến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Ai là người dễ bị sỏi bàng quang?

 

– Sỏi bàng quang là căn bệnh thường hay gặp ở nam giới và trên độ tuổi 50. Nguyên nhân là do người già có tâm lý ngại đi tiểu nên ít uống nước, ăn ít chất xơ.
– Ngoài ra, bệnh có thể mắc ở những người mắc các bệnh mạn tính liên quan đến bàng quang như: viêm nhiễm hoặc đã từng điều trị ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt có khả năng mắc bệnh sỏi bàng quang cao hơn những người bình thường khác.
– Đối với những người làm việc văn phòng do công việc khá bận rộn nên ngại đi tiểu. Đây cũng là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh sỏi bàng quang.
– Người bệnh sử dụng thuốc vitaminC, canxi… điều trị các bệnh khác cũng dễ bị sỏi bàng quang.
Lời khuyên của thầy thuốc dành cho người bệnh

 

– Khi có những dấu hiệu rối loạn tiểu tiện như đái rắt, đái buốt hay đái đục, đái ra máu cần phải đi khám sớm để kịp thời điều trị, tránh để lâu hòn sỏi sẽ phát triển to và khó chữa và gây nên những biến chứng nguy hiểm.
– Phòng ngừa bệnh sỏi bàng quang bằng cách đơn giản nhất đó là uống nhiều nước. Nên uống khoảng 2 – 3 lít nước/ngày).
– Tuyệt đối không nên nhịn tiểu, sử dụng thực phẩm chứa ít muối.
– Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi có chất xơ giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi niệu.
– Hạn chế thực phẩm chứa canxi nhưng không kiêng cữ quá mức dễ dẫn đến bị loãng xương.
– Nên tập thể dục đều đặn, tránh ngồi một chỗ lâu hoặc lười vận động, tốt nhất là đi bộ để cơ co bóp bàng quang được hoạt động.

– Không dùng những thuốc gây lắng đọng cặn, canxi quá liều chỉ định của bác sĩ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger