Dinh dưỡng cho người mắc bệnh sỏi thận

Người bị bệnh sỏi thận nên ăn gì?

Bệnh sỏi thận tuy có thể chữa trị một cách dễ dàng và nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn nhưng bệnh vẫn có thể tái phát nhiều lần gây phiền toái cho cuộc sống của bạn.Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị bệnh sỏi thận và phòng ngừa bệnh tái phát sau này. Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh sỏi thận cũng đa dạng và phức tạp, căn cứ theo từng loại sỏi và thành phần cấu tạo của nó mà bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm thích hợp nhất với căn bệnh của mình. Những gợi ý dưới đây sẽ là sự lựa chọn hữu ích nhất cho bạn.

>> Các triệu chứng của bệnh sỏi thận bạn cần biết

Chế độ ăn uống chung cho người mắc sỏi thận

Trong cách ăn uống hàng ngày, tất cả người bệnh dù mắc loại sỏi nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chung dưới đây:

– Uống nhiều nước: Bạn nên uống đều đặn từ 2,5- 3 lít nước chia làm nhiều lần uống mỗi ngày .Đây là một biện pháp quan trọng pha loãng nước tiểu không cho nó cô đặc tiếp tục phát triển viên sỏi và nó cũng có thể giúp bạn tống khứ được những viên sỏi nhỏ ra ngoài mà không cần phẫu thuật.

– Hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể bằng cách ăn lạt, tránh ăn dưa muối , đồ hộp…sẽ tốt cho người mắc bệnh thận

– Việc ăn quá nhiều protein sẽ làm tăng lượng axit , canxi và phot pho trong nước tiểu, vì vậy bạn không nên dung nạp nhiều những thực phẩm giàu protein. Lượng protein thích hợp bạn cò thể ăn mỗi ngày tương đương với 200g thịt hoặc cá.

– Bổ sung thêm vitamin A bà B6 giúp giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat và điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu chống lại sự hình thành sỏi thận.

Chế độ ăn uống cho từng loại sỏi thận

1. Sỏi canxi:

 đa số người bệnh mắc loại sỏi này, loại sỏi này được chia làm 2 dạng là canxi oxalat và canxi phosphat. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sỏi canxi là sự dư thừa của nồng độ can xi trong nước tiểu, vì thế mà bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống theo hướng dẫn sau:

– Khi bị loại sỏi này không có nghĩa là bạn phải kiêng cữ tuyệt đối thức ăn canxi mà bạn vẫn cần dung nạp chất này với một liểu lượng thích hợp là 500mg mỗi ngày.

– Tránh các thực phẩm làm tăng oxalat trong nước tiểu như: dâu Tây, rau dền, chocolate, củ cải đường, hạt dẻ, trà...

– Giảm ăn các thực phẩm có nhiều Phosphat: cacao, đậu nành, đậu tương, đậu Hòa lan, cá mòi, bơ (các loại), gan (các loại)…

– Các loại nước uống và trái cây nhiều vitamin C như cam, chanh, dâu sẽ giúp bạn đánh tan sỏi canxi, tuy nhiên bạn không nên dung nạp quá 100mg/ ngày .

2. Sỏi Urat

Loại sỏi này thường xảy ra ở người uống ít nước hoặc dùng một số thuốc trị bệnh kéo dài khiến nước tiểu tăng axit uric . Vì vậy bạn cần chế độ ăn giàu kiềm để trung hòa lượng axit trong nước tiểu . Nguyên tắc ăn uống là ăn nhiều rau, trái cây và sữa và hạn chế các thực phẩm giàu axit uric như nội tạng động vật, thịt gà, vịt, bò, nấm, măng tây…

3. Sỏi Cystein

Hình thành do lượng chất khoáng trong nước tiểu tăng quá mức. Bạn cần ăn nhiều trái cây, giảm bớt thịt gà và đồ biển. Nếu được thì cố gắng uống trên 4l nước mỗi ngày.

4. Sỏi Struvit

Loại sỏi này còn được gọi là sỏi san hô . Bệnh thường xảy ra khi bạn mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. bạn cần điều trị bệnh dứt điểm , ăn nhiều rau quả, trái cây và tránh ăn nhiều chất đạm.



Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger