Các bệnh gây ra ở thận
Có bao nhiêu bệnh về thận
Hiện nay theo thống kê tại các bệnh viện lớn ở nước ta thì càng ngày càng có nhiều bệnh nhận liên quan đến thận tới khám và điều trị. Như hầu hết chúng ta đã biết bệnh thận đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của con người. Thế nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên bệnh thận có thể gặp một số bệnh, và tùy vào những bệnh khác nhau mà chúng có thể ảnh hưởng mức độ nặng hoặc nhẹ trong cơ thể. Sau đây chúng ta sẽ hiểu thêm một số bệnh mà chúng ta có thể gặp liên quan tới thận để biết thêm cách phòng tránh chúng.
>> Bệnh sỏi thận ăn gì tốt nhất
Cấu trúc và chức năng của thận
Thận có vai trò không thiếu trong hoạt động sống của cơ thể chúng ta. Thận bao gồm hai quả hình dáng giống như hạt đậu nhưng lớn hơn, to khoảng bằng nắm tay, nằm ở phía sau lưng. Trung bình một thận bình thường cư 30 phút một lần thận sẽ lọc toàn bộ lượng máu trong cơ thể để loại bỏ các chất thải độc hại đối với cơ thể, giữ lại các dưỡng chất cần thiết. Thận duy trì sự cân bằng của nước, đảm bảo mức độ ổn định của các khoáng chất cần thiết như canxi, sản xuất hormon như erythropoietin, enzym và vitamin, giúp điều hòa huyết áp và số lượng hồng cầu…Thế nhưng hiện nay thận đang có nhiều mối nguy hại bởi các tác nhân bên ngoài và cả bên trong gây ra các bệnh ở thận. Các bệnh thường gặp về sỏi thận như sau.
Các bệnh thường gặp ở thận như:
1. Bệnh Suy thận
Bệnh xảy ra khi thận không đủ sức thải bỏ mọi cặn bã khiến các chất độc hại và dịch dư thừa đọng lại trong cơ thể. Người ta phát hiện bệnh suy thận thông qua việc xét nghiệm căn cứ vào các chỉ số albumin, creatinin, ure, protein… qua xét nghiệm nước tiểu sẽ biết được tình trạng bệnh của thận. Bệnh suy thận chia làm ba cấp đó là suy thận cấp tính, Suy thận mạn tính và suy thận giai đoạn cuối. Bệnh này nên được phát hiện sớm và có cách điều trị hợp lý bởi càng về sau bệnh sẽ nặng lên có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
2. Bệnh sỏi thận
Khi bị bệnh sỏi thận và sỏi đường tiết niệu, bệnh nhân sẽ thấy đái khó, đái buốt, đái rắt, màu sắc nước tiểu thay đổi , lượng nước tiểu ít, đau vùng thắt lưng, có thể kèm theo sốt hoặc không sốt… Nguyên nhân gây ra sỏi thận – niệu là do có sự rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, đặc biệt là lượng canxi trong nước tiểu tăng do chế độ ăn uống thừa canxi, rối loạn chuyển hóa tuyến nội tiết và tuyến cận giáp trạng. Một nguyên nhân phổ biến nữa gây sỏi thận là do viêm nhiễm đường tiết niệu.
3. Bệnh thận nhiễm mỡ:
Khi thận bị nhiễm mỡ, người bệnh sẽ thấy tự nhiên bị phù rất đột ngột hoặc bị phù sau nhiễm khuẩn thông thường như viêm họng. Để điều trị cần kết hợp chế độ ăn hạn chế muối, ít nước, nhiều vitamin và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng các thuốc nhóm corticoid đúng cách theo liều lượng cân nhắc để tránh biến chứng hoặc tác dụng phụ của thuốc.
4. Bệnh viêm thận
Là tình trạng viêm thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc do ngộ độc thuốc, hóa chất. Vi khuẩn gây bệnh thường là Enterobacter, E.Coli, Proteur… Viêm thận chia thành hai dạng, đó là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính. Viêm cầu thận cấp là bệnh hay gặp trong các bệnh thận ở trẻ em từ 2 – 15 tuổi. Nguyên nhân do nhiễm liên cầu khuẩn hoặc do các ổ nhiễm khuẩn bội nhiễm. Điều kiện vệ sinh kém cũng là hoàn cảnh thuận lợi gây bệnh. Viêm cầu thận mạn tính là biến chứng của viêm cầu thận cấp, thường gặp ở người lớn.
5. Hội chứng thận hư
Khi các tác nhân gây bệnh lắng đọng ở cầu thận. Nhiều khi hội chứng thận hư có nguyên nhân từ việc dùng thuốc không đúng liều lượng. Khi ngừng thuốc, cầu thận có thể trở lại bình thường.
Nhìn chung bệnh về thận rất nguy hiểm và là những ca bệnh nặng cần phải được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế. Trong cộng đồng, cần phổ biến kiến thức y học phổ thông để mọi người có ý thức bảo vệ sức khỏe, kiểm tra các dấu hiệu xét nghiệm sinh hóa, huyết học để sớm phát hiện bệnh về thận và có hướng điều trị tích cực.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!