Bật mí cách phòng tránh bệnh viêm bàng quang
Ông cha ta thường nói: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, câu nói này quả không sai. Như chúng ta đã biết bệnh viêm bàng quang là chứng bệnh về đường tiết niệu khá nguy hiểm. Khi bị bệnh thường có những triệu chứng như nóng rát khi đi tiểu, tiểu dắt, nước tiểu có màu đục và có khi sốt nhẹ. Bệnh viêm bàng quang ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, chúng ta không nên đợi khi đã bị bệnh rồi mới chạy đi tìm cách chữa bệnh, mà nên biết cách phòng ngừa bệnh từ trước. Vậy nên, hôm nay chuyên mục chuabenhthan.com sẽ bật mí cách phòng tránh bệnh viêm bàng quang. Qua đó để chúng ta có thể phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Nhận biết viêm bàng quang sớm tránh nguy hiểm tính mạng
Cần nhận biết được bệnh viêm bàng quang qua những dấu hiệu sau để có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
– Tiểu dắt, khó tiểu, đau trước, trong và sau đi tiểu
– Liên tục muốn đi tiểu, có cảm giác lúc nào cũng buồn tiểu
– Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, rất khó chịu
– Tiểu máu, nước tiểu đục hoặc có mùi mạnh.
– Khó chịu ở vùng xương chậu.
– Cảm giác áp lực ở bụng dưới.
– Có thể bị sốt nhẹ.
Phòng bệnh khi chưa mắc viêm bàng quang
Nguyên tắc là phòng bệnh hơn chữa bệnh, viêm bàng quang thường gặp do việc vệ sinh không đúng cách. Do đó, chúng ta nên:
– Thường xuyên thay quần lót, giặt giũ sạch sẽ và phơi nơi có nắng, tránh ẩm thấp sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh xâm nhập rất nguy hiểm.
– Tắm rửa và vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng cách tắm gội hàng ngày. Nên sử dụng các loại xà phòng, dầu gội ít mùi thơm.
– Uống nhiều nước, mỗi ngày nên cung cấp từ 2,5 – 3 lít nước. Đây chính là bí quyết để điều trị viêm bàng quang
– Ở cả nam và nữ trước và sau khi quan hệ nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín.
– Trước và sau khi quan hệ phải lập tức loại bỏ nước tiểu ra khỏi bàng quang.
– Không nên quan hệ bừa bãi vì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Phòng bệnh với những người đã mắc bệnh
Khi đã mắc bệnh viêm bàng quang, người bệnh nên chú ý những điều sau:
– Chú ý vệ sinh đường tiết niệu, phòng trừ nhiễm trùng niệu đạo.
– Nên nghỉ ngơi uống nhiều nước
– Không nên nhịn tiểu, vì nhịn tiểu sẽ khiến bệnh nặng hơn.
– Chú ý vệ sinh, giữ gìn phần dưới sạch sẽ
– Khi người bệnh sốt cao, mạch quá nhanh hoặc quá yếu, tụt huyết áp. Khi có những triệu chứng bất thường cần đưa ngay đến bệnh viện chữa trị.
Lưu ý đến chế độ ăn uống
– Nên uống đủ nước mỗi ngày, ngoài ra nên bổ sung thêm một số loại nước ép dâu tây, dâu tằm đều rất tốt
– Ăn một số hoa quả lợi tiểu như: dưa hấu, lê, nho. Các thực phẩm như ốc, ngô, đậu xanh, hành củ có thể làm giảm triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu buốt.
– Ăn canh rau cần tây để góp phần ngăn chặn tình trạng bội nhiễm trên đường tiết niệu.
– Tăng lượng tỏi trong các món ăn để mượn tác dụng kháng sinh của hoạt chất kháng sinh trong tỏi.
– Tránh các gia vị cay nóng như ớt. Vì chúng rất dễ làm kích thích bàng quang
– Hạn chế uống các đồ uống chứa cồn như bia rượu, các đồ uống caffein, đồ uống có gas vì sẽ làm kích ứng bàng quang.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!