Bị tức mỏi hông là dấu hiệu của bệnh thận ứ nước

Chào các bạn,
Sau một thời gian miệt mài tìm kiếm, xác nhận và biên tập thông tin liên quan đến các vấn đề bệnh thận nhằm giúp bạn đọc có thêm những kiến thức về cách phòng tránh, phương pháp điều trị, dạng bệnh thận,… ban quản trị chúng tôi cũng đã nhận được nhiều thư xin giải đáp thắc mặc của một số bạn. Trong đó, về bệnh thận ứ nước, bạn Nguyệt Hằng (nguyethangvp…@gmail.com) có hỏi:
“Em có một thắc mắc mong tư vấn và giải đáp. Năm nay em 32 tuổi, là nhân viên văn phòng cho một công ty máy tính. Thời gian gần đây, em thường xuyên bị đau mỏi hông. Lúc đầu, cả em và mọi người đều nghĩ đó là do mình ngồi nhiều do làm việc trong văn phòng nên mới xảy ra hiện tượng như vậy. Cho đến mấy hôm nay, khi tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này, em được biết bị tức mỏi hông là một trong những dấu hiệu của bệnh thận ứ nước. Em đang rất băn khoan và lo lắng. Do đó, em nhờ ban biên tập là những người có nhiều thông tin về căn bệnh này cũng như có thể trực tiếp tiếp xúc với bác sĩ chuyên khoa tư vấn nhanh nhất có thể giúp em xác nhận thông tin cũng như mức độ nguy hiểm của căn bệnh này và phương pháp điều trị. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị!”
Bị tức mỏi hông là dấu hiệu của bệnh thận ứ nước

Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều độc giả trong thời gian qua liên quan tới căn bệnh này. Do đó, chúng tôi quyết định tìm hiểu và thông tin đến các bạn. Qua chia sẻ của bạn Nguyệt Hằng cũng như các bạn khác, chúng tôi đã tìm hiểu và xác nhận thông tin như sau:
Trước hết xin khẳng định với các bạn, hiện tượng bị tức mỏi hông là dấu hiệu của bệnh thận ứ nước. Nguyên nhân của căn bệnh này là do sự tắc nghẽn ở bên trong hoặc bên ngoài hệ thống dẫn nước tiểu. Ở người lớn, sự tắc nghẽn là do sỏi thận hoặc sỏi niệu quản. Ở trẻ em là do các dị tật bẩm sinh gồm hẹp khúc nối bể thận niệu quản, niệu quản sau tĩnh mạch chủ, van niệu đạo sau.
Bên cạnh biểu hiện là đau tức vùng hông (đau khởi phát khu trú ở vùng mạng sườn hay hông lưng rồi lan xuống, ra sau), người bệnh thận ứ nước có thể thấy một số biểu hiện khác như sốt rét run từng đợt khi có nhiễm khuẩn; bị rối loạn đường tiểu như tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu máu, tiểu đục; số lượng nước tiểu, có thể tăng lên trên 2 lít/ngày hoặc tiểu ít; tăng huyết áp,…
Còn về phương pháp chữa trị, với căn bệnh này phương pháp chữa trị được áp dụng phổ biến hiện nay là dùng thuốc, phẫu thuật, dẫn lưu bể thận qua da, cắt bỏ thận hoặc điều trị thận thay thế… để loại bỏ các yếu tố gây tắc nghẽn. 
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi có được sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ. Để biết chắc chắn rằng mình có bị bệnh thận ứ nước hay không, các bác sĩ khuyên bạn nên đi khám trực tiếp tại các bệnh viện hoặc khoa chuyên trị bệnh thận để được chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người nên có biện pháp phòng ngừa căn bệnh này. Theo đó, các bạn cần chú ý nếu mắc tiểu thì nên đi tiểu, không nên nhịn tiểu. Nên thường xuyên đi khám sức khỏe để được pháp hiện và ngăn ngừa bệnh từ khi nó mới xuất hiện.
Chúc các bạn luôn khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger