Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể – Những điều cần biết

Hiện nay đang có rất nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu trong đó có phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Đây là phương pháp sử dụng kỹ thuật cao, ít gây sang chấn đang được áp dụng phổ biến trong điều trị sỏi đường tiết niệu mà không cần dùng đến phẫu thuật. Bạn đọc quan tâm về phương pháp này có thể tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể - Những điều cần biết

Nguyên lý chính của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Người bệnh khi được áp dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể sẽ được áp dụng sóng chấn động từ ngoài cơ thể tập trung vào một tiêu điểm (viên sỏi) với một áp lực cao. Chính điều này sẽ tác động làm vỡ hoặc làm vụn sỏi thành bụi nhỏ sau đó bài tiết ra ngoài theo đường tự nhiên.

Ưu điểm của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể ra đời được coi như một cuộc các mạng trong điều trị sỏi đường tiết niệu giúp bệnh nhân có thể thoát khỏi căn bênh này một cách “nhẹ nhàng”, bao gồm các ưu điểm sau:
– Đối với các trường hợp bệnh sỏi thận ở tình trạng nhẹ và kích thước sỏi khoảng 25 mm trở xuống (sỏi bể thận, đài thận; sỏi niệu quản …) thì đây là phương pháp điều trị chiếm ưu thế về mặt hiệu quả và hạn chế được sang chấn cho bênh nhân.
– Người bệnh khi áp dụng điều tri bệnh sỏi thận bằng phương pháp này sẽ giảm được thời gian và chi phí điều trị.
– Quá trình thực hiện nhanh gọn, không cần gây mê mà chỉ cần tiền mê nhẹ với Fentanyl tiêm tĩnh mạch, cho hiệu quả cao, an toàn và không xâm lấn.

Quy trình thực hiện

Bước 1: người bệnh vào bàn của máy tán sỏi nằm để chuẩn bị thực hiện điều trị
Bước 2: người bệnh sẽ được tiền mê nhẹ với Fentanyl tiêm tĩnh mạch, sau đó bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống định vị bằng điện quang để xác định vị trí sỏi.
Bước 3: năng lượng tạo nên từ sóng chấn động của máy sẽ khu trú vào viên sỏi và phá vỡ sỏi. Trên nguyên tắc năng lượng khu trú vào viên sỏi và không gây hại phần mô thận xung quanh.
Thời gian cho một lần tán sỏi kéo dài khoảng 1 giờ. Sau khi tán sỏi, bệnh nhân có thể ra về ngay mà không cần nằm lại bệnh viện.

Những lưu ý sau khi thực hiện tán sỏi

Trị sỏi thận, sỏi tiết niệu bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tuy nhanh gọn, hiệu quả cao và không gây sang chấn, song để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất người bệnh cũng cần chú ý tới các biện pháp phục hồi sau đó. Đó là khi tán sỏi xong, người bệnh cần uống nhiều nước (từ 2 lít nước trở lên) để những mảnh sỏi nhỏ có thể bài tiết theo đường tiểu ra ngoài. Còn đối với trường hợp sỏi có kích thước lớn và chưa thể tán được hết thì có thể thực hiện tán lại 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 2 đến 3 tuần.
Tán sỏi ngoài cơ thể là một trong tổng hợp các phương pháp điều trị bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu vẫn đang được áp dụng chữa trị cho người bệnh. Tùy theo từng trường hợp bệnh, mức độ, kích thước sỏi mà bác sĩ sẽ quyết định và khuyên bệnh nhân nên áp dụng phương pháp nào cho có hiệu quả trị bệnh cao nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger