Dấu hiệu bệnh thận ở trẻ em

Chỉ 30p mỗi ngày nếu áp dụng 4 bài tập dưới đây sẽ giúp đẩy lùi những viên sỏi thận trong cơ thể - CLICK XEM NGAY!
Không ai nghĩ rằng bệnh thận xuất hiện ở trẻ em vì thông thường, khi nói tới bệnh thận, sỏi thận thì chỉ thấy người lớn mới bị. Tuy nhiên không phải như vậy. Bệnh thận xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Bằng chứng là hàng năm, số trẻ em nhập viện khám và điều trị bệnh thận lên đến con số hàng nghìn.

Dấu hiệu bệnh thận ở trẻ em

Trẻ bị đau bụng, phía bên sườn thường xuyên có thể bị bệnh thận

Bệnh thận ở trẻ em cũng có hai loại là suy thận cấp tính và mãn tính. Trẻ em có thể mắc đủ các loại bệnh thận: mắc bệnh thận có từ trong bụng mẹ đến các bệnh thận mắc phải sau khi sinh ra đời. Có trẻ vừa sinh ra đã có bệnh thận: như các trẻ vừa sinh ra đã có dị dạng đường tiểu hẹp van niệu đạo sau khi vừa sinh ra đã tiểu không thành vòi, tiểu rỉ rỉ… Có trẻ mắc bệnh thận khi trẻ lớn lên: như sau khi bị nhọt ở ngoài da, hay sau viêm họng trẻ bị phù, tiểu ít, tiểu đỏ: các bác sĩ gọi trẻ bị viêm cầu thận cấp.
Có 3 bệnh thận thường gặp ở trẻ em: viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, nhiễm trùng đường tiểu.
Các dấu hiệu bệnh thận ở trẻ
Bệnh thận ở trẻ em cũng không khó để phát hiện. Phụ huynh có thể nhận biết bệnh thận đang xảy đến với con mình qua một số dấu hiệu sau:
– Phù: Sau khi ngủ dậy thấy mắt trẻ hơi sưng, vài ngày sau sưng nhiều hơn và phù ra toàn thể người, sưng phù tay chân và bụng. Có trường hợp trẻ bị phù nhiều, phù toàn thân.
– Tiểu ít: Ði kèm với sưng phù, thấy trẻ tiểu ít: số lượng nước tiểu giảm đi.
– Tiểu đỏ: Trẻ có thể có nước tiểu màu đỏ hay màu xá xị.
– Nhức đầu: Trẻ có thể bị nhức đầu do trẻ bị tăng huyết áp.
– Tiểu đau, tiểu đục: Trẻ có thể khi đi tiểu rất đau, và nước tiểu đục.
Bệnh thận ở trẻ em nếu không được chữa trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Có một số bệnh thận có thể có biến chứng trong vài ngày đầu của bệnh: do bị tăng huyết áp bé có thể co giật, mê; bé có thể tiểu ít gây ra nguy hiểm cho bé; có bé cần phải được mổ ngay… Do đó, khi thấy các biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán bệnh.Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành thử một số xét nghiệm: thử nước tiểu, thử máu , có thể phải đi siêu âm, chụp phim… để xem trẻ có mắc các bệnh thận không.
Cách phòng bệnh thận cho trẻ
– Để cho trẻ không bị bệnh thận, cha mẹ cần có những lưu ý và quan tâm đặc biệt đến sức khỏe của bé. Theo đó, cha mẹ nên thường xuyên quan sát nước tiểu của trẻ sao cho nước tiểu của trẻ trong, không có màu vàng sẫm. 
– Cha mẹ nên hạn chế các thực phẩm có nồng độ muối cao, đặc biệt là hạn chế các dạng thực phẩm thuộc thức ăn nhanh bởi đôi khi những loại thức ăn này được đảm quản bởi rất nhiều muối. Lượng muối dư thừa lâu ngày sẽ tích tụ dưới thận trẻ và sẽ sinh ra sỏi thận.
– Nếu thấy trẻ kêu đau bụng, ngay phía bên sườn và cơn đau bụng đó thường xuyên quay trở lại thì cha mẹ nên nghĩ đến khả năng con mình bị sỏi thận và đưa tre đi khám ngay.
– Bổ sung lượng canxi trong khẩu phần ăn cho bé. Đây là loại chất tốt cho thận và cần thiết cho sự phát triển hệ xương của bé.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger