Cảnh giác với hội chứng thận hư ở trẻ em

Theo nghiên cứu và thống kê thì hội chứng thận hư ở trẻ em ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Trẻ em là đối tượng dễ mắc chứng thận hư, đặc biệt là từ độ tuổi 2-8 tuổi. Căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Do đó, các bậc cha mẹ cần hiểu rõ về căn bệnh này để từ đó có thể ngăn ngừa bệnh cho con hiệu quả.
Độ tuổi dễ mắc hội chứng thận hư ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý
Thông thường trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu kém. Vì vậy, rất dễ mắc hội chứng thận hư. Độ tuổi hay gặp nhất đó là từ 2-8 tuổi. Trẻ nam gặp nhiều hơn trẻ nữ với tỷ lệ là 2:1.
Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây chứng thận hư ở trẻ chưa xác định được. Bệnh này cũng không có khả năng di truyền mà điều này chỉ xảy ra khi nguyên nhân của hội chứng thận hư là đột biến gen hiếm.
Khi bị hội chứng thận hư ở trẻ thường có một số biểu hiện như: Phù toàn thân với đặc điểm là phù trắng, phù mềm, ấn lõm trên da và không đau. Trẻ bị phù đột ngột từ mặt lan xuống toàn thân khi bắt đầu phát bệnh. Ngoài ra, trẻ còn bị phù ở màng bụng, màng tinh hoàn ở trẻ trai, phù ở màng phổi, màng tim, màng não. Có khi trẻ có đau bụng, có thể do căng màng bụng khi dịch báng quá nhiều gây đau hoặc do tắc mạch mạc treo, do rối loạn tiêu hóa, viêm phúc mạc tiên phát.
Chế độ ăn uống đặc biệt cho trẻ khi bị bệnh
– Đối với hội chứng thận hư bác sĩ thường yêu cầu giảm số lượng dịch cho bệnh nhân. Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý các loại thực phẩm như súp, canh, kem, hầu hết trái cây, sữa chua đều được coi là dịch.
– Khi trẻ phù nhiều nên tránh thức ăn mặn, cho ít muối khi nấu. 
– Sau khi trẻ thuyên giảm với điều trị prednison trẻ có thể ăn những thức ăn tương tự như người lớn và những trẻ khác. 
– Trẻ bị hội chứng thận hư nên khuyến khích ăn những thức ăn năng lượng thấp như rau và hoa quả.

Tiêm vắc xin cho trẻ khi bị hội chứng thận hư – Nên hay không?

Tất cả trẻ em bị hội chứng thận hư nên tiêm tất cả loại vaccin theo chương trình tiêm chủng. Chú ý nên loại trừ những loại sau đây: vaccin sống như thủy đậu, sởi, lao. Không nên tiêm trong thời gian trẻ dùng liều prednisone cao hoặc thời điểm trẻ đang điều trị loại thuốc ức chế miễn dịch khác ngoài prednisone .
Trẻ có thể tiêm phòng các vaccin sau 1 tháng dừng prednisone liều cao hoặc giảm xuống liều thấp, tuy nhiên phải thảo luận kỹ với bác sỹ của con bạn trước khi tiêm phòng cho con bạn. Đồng thời nên tiêm phòng vắc xin theo định kỳ để có thể giúp con bạn phòng được các bệnh gây nguy hiểm.
Có nên cho trẻ đến trường vào giai đoạn này?
Ngay sau khi trẻ rời khỏi bệnh viện bạn nên cho trẻ nghỉ ngơi thêm một vài ngày để lấy lại sức rồi có thể cho trẻ đến trường để tiếp tục học. Đồng thời, bạn cũng có thể cho trẻ chơi các môn thể thao vừa sức. Điều này sẽ giúp xương trẻ chắc khỏe hơn. 
Cha mẹ cũng không nên giữ trẻ quá kĩ, vì đôi khi cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài lành mạnh, thoải mái sẽ giúp bệnh của bé nhanh thuyên giảm hơn. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý ở điểm này.
Đừng để đến khi quá muộn mới bắt đầu chạy chữa

– Thận có khả năng hoạt động bù trừ nên phải sau một thời gian tổn thương kéo dài, điều trị không đúng cách mới dẫn tới suy thận mạn. Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về thận. Cha mẹ cần phát hiện sớm, điều trị tích cực, tuân thủ tốt y lệnh của bác sĩ để tránh những điều không may xảy ra.
– Nếu bất ngờ thấy bé tiểu ít, tăng cân nhanh, phù ở tay, chân, mi mắt. Cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ để chẩn đoán, kiểm tra. Khi điều trị mẹ không được tự ý cho trẻ ngưng thuốc hoặc ngưng điều trị, rất nguy hiểm. Thông thường trẻ sẽ hết phù và hết tiểu đạm trong vòng một tháng.
– Nếu điều trị kịp thời và đúng cách thì trẻ bị hội chứng thận hư sẽ khỏe mạnh trở lại và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, lưu ý là khoảng 80% sẽ bị tái phát lại. Vì vậy, việc tiếp tục theo dõi sát sao tình trạng của con là việc cần làm nghiêm túc. 
Cha mẹ cần làm gì để ngăn ngừa hội chứng thận hư cho con hiệu quả nhất
Ngoài những bệnh mang tính bẩm sinh thì chúng ta vẫn có thể phòng ngừa bệnh cho bé bằng một số cách sau đây:

– Bạn nên nhắc nhở con không được nhịn tiểu, phải đi tiểu khi có cảm giác buồn tiểu. Vì khi nhịn tiểu lâu có thể gây ra các bệnh về thận và đường tiết niệu.
– Cần cho trẻ ăn càng nhạt càng tốt. Đặc biệt lưu ý trong trường hợp con có dấu hiệu béo phì. Vì béo phì cũng là một trong những yếu tố gây nên bệnh thận.
– Không nên cho con ăn các loại thức ăn nhanh như gà rán, bánh pizza, khoai tây chiên. Vì các loại thức ăn này đều dễ gây béo phì và thường có hàm lượng muối rất cao tạo cảm giác ngon miệng, rất nguy hại cho thận của bé. 
– Giữ vệ sinh hàng ngày sạch sẽ cho bé, tránh các bệnh về da như ghẻ, viêm họng. Từ đó thể dẫn đến đau bệnh thận.
– Tuyệt đối không được tự ý cho con uống các loại thuốc nam, thuốc bắc của các thầy lang. Vì những loại lá thuốc không rõ nguồn gốc này có thể ảnh hưởng đến thận của bé.
– Khi thấy bé có dấu hiệu bất thường như béo phì, tiểu ít bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám để kịp thời phát hiện bệnh, tránh nguy hiểm cho trẻ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger