Suy thận mạn và cách điều trị bệnh

Bệnh suy thận mạn và cách điều trị bệnh

Bệnh suy thận mạn là mức lọc cầu thận dưới mức bình thường. Bệnh diễn biến theo từng giai đoạn khác nhau, trong giai đoạn sớm, lâm sàng chỉ có một số triệu chứng rất kín đáo, ngược lại vào giai đoạn cuối biểu hiện rầm rộ với hội chứng tăng urê máu. Bệnh suy thận được gọi là mạn tính khi mức lọc cầu thận giảm thường xuyên, liên quan trực tiến tới việc giảm số lượng của nephron chức năng. Trường hợp xảy ra đột ngột thì được gọi là suy thận cấp còn trường hợp mà cứ xảy ra từ từ kéo dài và được lặp đi lặp lại được gọi là suy thận mạn tính. Vậy làm thế nào mà biết được mình bị suy thận mạn tính và cách điều trị bệnh này như thể nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

>> Dinh dưỡng hợp lý cho người sỏi thận

Suy thận mạn và cách điều trị bệnh
Suy thận mạn và cách điều trị bệnh

Triệu chứng của bệnh thận mạn tính

Bệnh suy thận mạn tính là hiện tượng suy giảm chức năng của cầu thận, ống thận chậm dần dần theo thời gian, Bệnh suy thận mạn khác với suy thận cấp đó là phù nhiều, nước tiểu ít rõ rệt. Đối với suy thận mạn tính bệnh nhân thường thấy những triệu chứng điển hình như:

  • Mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu nhiều thường vào đêm, mất ngủ, sau đó là chán ăn, buồn nôn, nôn ói…
  • Da rất dễ bầm tím, có hiện tượng phù nhưng kín đáo khó phát hiện. Mãi tới khi gần giai đoạn cuối mới thấy phù rõ rệt. 
  • Huyết áp tăng lên cao hơn mức bình thường. 
  • Lượng đường, protein, hồng cầu, bạch cầu cao trong nước tiểu.
  •  Giai đoạn cuối của suy thận, người bệnh mệt mỏi, ngay cả việc di chuyển nhẹ nhàng cũng không còn sức nữa. Phù ngày càng tăng, tới giai đoạn cuối hầu như bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ các triệu chứng xảy ra hơn. Bệnh trở nên nặng hơn
  • Để lâu sẽ dẫn đến các triệu chứng tim mạch như viêm màng ngoài tim, suy tim, sung huyết và cao huyết áp.

Phương pháp điều trị bệnh suy thận mãn tính

Điều trị bệnh theo phương pháp bảo tồn

Việc chữa bệnh thận mạn tính được điều trị phân chia theo từng giai đoạn khác nhau, Trong giai đoạn sớm của bệnh suy thận mạn tính việc điều trị bao gồm: chế độ dinh dưỡng, thuốc, điều trị nguyên nhân các biện pháp này còn goi là bảo tồn, với mục đích là làm chậm suy thận mạn tính điễn tiến đến giai đoạn cuối.

Trong giai đoạn cuối của suy thận mạn tính cần phải phối hợp giữa điều trị bảo tồn và các biện pháp gọi là điều trị thay thế thận suy như lọc màng bụng, thận nhân tạo, ghép thận.

Mục đích của điều trị bảo tồn là đảm bảo cho người bệnh giữ đượcchức năng thận với thời gian dài nhất có thể được, nhờ vào giữ hằng định nội môi mặc dù người bệnh có giảm chức năng thận. Để đạt được mục đích của điều trị bảo tồn, cần phải cân nhắc đến các mục tiêu sau:

  • Cần phải làm chậm tiến triển của suy thận.
  • Kiểm soát tốt tăng huyết áp
  • Giảm thiểu sự tích luỹ của ure và nhữg độc tố thuộc ure.
  • Ngăn ngừa xơ vữa và ảnh hưởng trên tim mạch.
  • Giữ được cân bằng nước điện giải và calci – phospho.
  • Tránh sự thiếu dinh dưỡng và giữ gìn tốt hơn chất lượng sống của người bệnh.

Điều trị bảo tồn bao gồm những biện pháp tiết thực và thuốc những biện pháp này cần phải được thực hiện ở giai đoạn sớm để cho phép bệnh nhân tránh những biến chứng.

Phương pháp điều trị nội khoa

Việc điều trị bệnh suy thận mạn cần tập trung điều trị làm giảm đi các triệu chứng gây nên bệnh, phải kiểm soát được huyết áp, đường huyết và chế độ ăn hạn chế chất đạm. 
Việc điều trị bằng phương pháp nội khoa gồm tập trung điều trị
Lọc máu ngoài thận: Tất cả bệnh nhân được kết luận là suy thận mạn giai đoạn cuối, với hội chứng Urê huyết cao và độ thanh thải Creatinin. Ngoài ra, chỉ định lọc máu ngoài thận còn có thể áp dụng cho những trường hợp cấp cứu như:Tăng potassium máu, điều trị nội khoa không cải thiện, Quá tải về thể tích, không đáp ứng với điều trị lợi tiểu.

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị lọc máu ngoài thận là thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc. Việc chọn lựa phương pháp thích hợp cần tùy thuộc người bệnh, điều kiện địa lý xa hoặc gần trung tâm thận nhân tạo…

Đối với bệnh nhân bị suy thận mạn tính bệnh nhân cần có phương pháp điều trị bệnh một cách hợp lý trước khi có thể xảy ra những biến chứng khó lường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger