Bài thuốc nam chữa khỏi bệnh viêm cầu thận
Viêm cầu thận là một bệnh nguy hiểm gặp phải ở cả người lớn (trên 40 tuổi) và trẻ em. Bệnh làm suy giảm hoặc làm mất khả năng loại bỏ chất thải và dịch dư thừa của thận ảnh hưởng nghiêm trong tới sức khỏe. Bài thuốc nam kết hợp các vị thuốc thảo dược tự nhiên quen thuộc dưới đây có tác dụng chữa bệnh viêm cầu thận hiệu quả, an toàn. Các bạn hãy cùng tham khảo để áp dụng chữa trị bệnh cho mình nhé.
Bài thuốc bao gồm các vị thuốc thảo dược từ tự nhiên kết hợp với nhau. Mỗi vị thuốc có mỗi công dụng khác nhau nhưng quy tụ lại đều có một điểu chung là rất tốt trong việc chua benh than và điều trị bệnh viêm cầu thận mãn tính. Đó là các vị thuốc và công dụng như sau:
Đây là vị thuốc rất phổ biến trong dân gian thường được dùng để hãm với nước uống giúp thanh nhiệt giải độc và có nhiều công dụng chữa bệnh. Theo đông y, dây tơ hồng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, hơi có độc; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi tiểu, hoạt huyết.
Chỉ cần dùng dây tơ hồng xanh phơi khô, sao, nấu nước uống hoặc pha với trà uống mỗi ngày có cũng có tác dụng làm bổ thận, tráng dương, thận dương suy, đau lưng mỏi gối, làm cho trong người nhẹ nhàng, mát mẻ, ngủ ngon.
Cây đinh lăng
Rễ cây đinh lăng được ví như “nhân sâm” không chỉ bởi có hình dáng bên ngoài giống với dược liệu quý mà còn bởi tính chất và công dụng của loại cây này. Theo nghiên cứu, rễ cây đinh lăng có tác dụng làm tăng cường sức dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể, chống hiện tượng mệt mỏi, giúp ngủ ngon, tăng khả năng lao động, lên cân và chống độc.
Dứa dại là một loại cây mọc hoang nhưng lại được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh phổ biến, nhất là các bệnh về gan thận mang lại hiệu quả cao. Bộ phận của cây thường dùng để làm thuốc là rễ. Theo đông y, rễ cây dứa dại có vị ngọt, tính mát, có công dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), giải nhiệt (hạ sốt), chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do chấn thương.
Cây huyết dụ
Cũng như các vị thuốc trên, cây huyết dụ cũng được sử dụng phổ biến dùng để chữa trị nhiều căn bệnh. Trong dân gian thường dùng bài thuốc từ loại cây này để chữa bệnh trĩ, chữa kiết lị, chữa đau nhức do phong thấp, cầm máu,… rất hiệu quả. Vì đặc tính của loại cây này có vị nhạt, tính mát còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tốt cho hoạt động và chức năng của thận.
Cây phi lao
Rất ít người biết đến công dụng chữa bệnh của cây phi lao. Thực tế, cả vỏ, lá, cành non, rễ của loại cây này đều có tác dụng chữa bệnh. Trong đó, vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, làm toát mồ hôi cơ thể; cành non cũng giúp lợi tiểu và bình suyễn; rễ cây giúp làm ngừng toát mồ hôi (chỉ hãn); lá có tác dụng kháng sinh.
Với những lợi ích như vậy, sự kết hợp giữa các vị thuốc này có tác dụng chữa bệnh viêm cầu thận mãn tính hiệu quả. Người bệnh có thể xem đấy là một gợi ý để tham khảo áp dụng, cần thiết bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể để đảm bảo mang lại hiệu quả cao và an toàn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!