Viêm cầu thận mãn tính có chữa khỏi được không?
Viêm cầu thận mãn tính là quá trình tổn thương xảy ra ở cầu thận ở hai bên thận. Bệnh thường duy trì và tiến triển qua nhiều năm. Sau một thời gian dài nhất định có thể dẫn đến teo cả hai bên thận. Thông thường khi bị viêm cầu thận mãn tính thường có một số triệu chứng như tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, chán ăn, mệt mỏi… Khi bị viêm cầu thận nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh viêm cầu thận mãn tính có chữa khỏi được không? Bạn nên tham khảo bài viết sau đây để biết thêm thông tin và hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm cầu thận mãn tính
Viêm cầu thận mãn tính là một căn bệnh khá nguy hiểm. Khi mắc phải bệnh này chức năng thận sẽ bị suy giảm. Dần dần mất đi khả năng loại bỏ các độc tố và các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Từ đó gây ra các biến chứng nặng nề, bao gồm:
– Hội chứng thận hư
– Cao huyết áp do các chất thải tích tụ trong máu
– Suy thận mãn tính và một biến chứng do viêm cầu thận mãn tính gây ra. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Khi chức năng thận bị mất hoàn toàn thì người bệnh cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận với chi phí rất cao mới có thể duy trì được mạng sống.
– Suy thận cấp tính sẽ làm mất chức năng lọc của thận. Tích tụ các chất độc hại nhanh chóng. Một số trường hợp nguy hiểm cần phải lọc máu khẩn cấp.
- Có thể bạn quan tâm:
- Xin hỏi bệnh thận có con được không?
- Người bệnh thận có nên ăn khoai lang không
- Bà Dung chữa bệnh thận ở Bình Định có chữa khỏi bệnh không?
Viêm cầu thận mãn tính có chữa khỏi được không?
Hiện nay, bệnh viêm cầu thận mãn tính chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn. Mục tiêu điều trị bệnh nhằm để đạt được giai đoạn ổn định của bệnh và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Viêm cầu thận được điều trị phụ thuộc vào loại bệnh. Một trong những phương pháp điều trị là kiểm soát huyết áp. Đặc biệt nếu nguyên nhân cơ bản của bệnh là huyết áp cao.
Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc huyết áp, bao gồm thuốc ức chế men chuyển như captopril, lisinopril, perindopril. Còn nếu hệ thống miễn dịch của bạn tấn công thận, corticosteroid cũng có thể hữu ích trong việc làm giảm đáp ứng miễn dịch.
Một cách khác nữa là thay huyết tương. Phương pháp này giúp loại bỏ phần chất lỏng của máu và thay thế nó bằng dịch tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc huyết tương được hiến tặng. Bạn cũng nên xem xét sử dụng lượng protein, muối và kali vừa đủ trong chế độ ăn uống, không nên sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho bệnh. Nếu bệnh quá nặng không thể điều trị bằng thuốc thì phương pháp điều trị cuối cùng là ghép thận.
Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của viêm cầu thận mãn tính
Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm cầu thận mạn tính thường gặp là:
– Đi tiểu quá mức, có bọt và có máu lẫn trong nước tiểu.
– Tăng huyết áp
– Chảy máu cam thường xuyên
– Thường xuyên mệt mỏi, đau nhức và chuột rút cơ bắp, tình trạng này trở nặng vào ban đêm
Cần làm gì để bệnh không nặng thêm và có thể ngăn ngừa được bệnh?
– Không nên ăn muối vì đối với người đang mắc phải bệnh thận, muối chính là nguy cơ gây bệnh nặng hơn. Nên giảm lượng muối bổ sung ở mức thấp nhất để có thể ngăn chặn được việc nước bị tích lũy bên trong cơ thể. Ăn quá nhiều muối khiến bệnh tình nặng thêm gây ra hiện tượng phù và tăng huyết áp.
– Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều protein, chất béo, kali, tinh bột, đường.
– Đối với người bị sỏi thận thì cần phải uống nước nhiều hơn, còn đối với người bị viêm cầu thận mãn tính thì nên giảm lượng nước lại. Khi đó chức năng thận đang bị suy giảm cho nên uống nhiều nước càng khiến cho thận của bạn phải hoạt động nhiều hơn càng khiến bệnh trở nặng.
– Nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, tiêu phù.
– Kiểm soát trọng lượng ở mức cho phép
– Kiểm soát lượng đường trong máu nếu bạn có bệnh tiểu đường;
– Bỏ hút thuốc, uống rượu
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!